Đề nghị của Cienco 5 dừng chuyển giao dự án cho Đại Gia Lê Thanh Thản

Cienco 5 đề nghị dừng chuyển giao dự án Thanh Hà cho đại gia điếu cày

Dự án Khu đô thị Thanh Hà vừa được tập đoàn của đại gia Lê Thanh Thản công bố mua, nhưng lại được bên bán - Cienco 5 đề nghị dừng chuyển giao, sau khi các cổ đông phát hiện nhiều vấn đề nảy sinh trước đó.
Mới đây, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải - đại diện sở hữu Nhà nước tương đương của 40% vốn của Cienco5 về việc dừng chuyển giao dự án Khu đô thị Thanh Hà. Bên cạnh Nhà nước, Cienco5 còn có 2 cổ đông lớn là Công ty Nam Trí (nằm 15,5% vốn điều lệ) và Công ty Hải Phát (nắm hơn 23% vốn).

Các cổ đông của Cienco5 kiến nghị dừng chuyển giao dự án Khu đô thị Thanh Hà
Lý do được nêu ra là sau khi tham gia điều hành doanh nghiệp, những cổ đông lớn nêu trên đã rà soát quyết định liên quan đến dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và phát hiện nhiều vấn đề. Cụ thể, việc chuyển nhượng vốn tại Công ty phát triển địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land) - đơn vị thành viên thực hiện dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và Khu đô thị Thanh Hà (để hoàn vốn cho dự án BT) được cho là không phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng ban đầu.
Tỷ lệ sở hữu của Cienco5 tại Cienco5 Land từ mức 49% ban đầu đã rút xuống còn 3% hiện nay. Theo doanh nghiệp, thay đổi này là có dấu hiệu mất vốn Nhà nước và dấu hiệu của việc chuyển nhượng dự án.
Văn bản của Cienco 5 nhận định, việc chuyển nhượng chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục thoái vốn Nhà nước. Vì vậy, Cienco 5 kiến nghị Bộ Giao thông chỉ đạo bằng văn bản để Cienco5 và Cienco5 Land rà soát loại toàn bộ việc triển khai dự án, quá trình hoạt động và chuyển nhượng vốn tại Cienco5 Land.
Doanh nghiệp kiến nghị, trong quá trình rà soát, yêu cầu Tổng công ty và Cienco5 Land dừng tất cả các vấn đề liên quan đến chuyển chủ đầu tư, chuyển nhượng dự án, nhà đầu tư đối với dự án BT và dự án hoàn vốn.
Kiến nghị này của Cienco5 được đưa ra ít ngày sau thông tin dự án Khu đô thị Thanh Hà và dự án đường trục phía Nam Hà Tây (cũ) được Công ty Mường Thanh của đại gia điếu cày Lê Thanh Thản thâu tóm. Đại diện Mường Thanh cho hay, hiện đang hoàn tất thương vụ mua lại 95% cổ phần của Cienco5 Land với giá trị khoảng 1.500 tỷ đồng.
Khu đô thị Thanh Hà bao gồm 2 dự án thành phần, nằm trên địa phận 2 xã Cự Khê (dự án Thanh Hà B) và xã Phú Lương (dự án Thanh Hà A) do Cienco 5 làm chủ đầu tư. Khu đô thị mới Thanh Hà A có diện tích hơn 195 ha, tổng mức đầu tư gần 4.400 tỷ đồng, tiền sử dụng đất là hơn 2.400 tỷ đồng. Còn khu đô thị mới Thanh Hà B có diện tích 193 ha, tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, tiền sử dụng đất là hơn 2.000 tỷ đồng.
Theo quy hoạch trước đây, Khu đô thị Thanh Hà sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị sinh thái với diện tích mặt nước và không gian cây xanh chiếm tỷ lệ lớn. Vào thời kỳ sốt nóng của thị trường bất động sản (khoảng 6-7 năm trước), Thanh Hà từng được rất nhiều nhà đầu tư địa ốc quan tâm.
Chính sự quan tâm đặc biệt của khách hàng khiến dự án từng vướng vào không ít vụ tranh chấp, lừa đảo. Nổi bật nhất là vụ bán khống đất nền của Công ty 1/5, khiến hàng loạt lãnh đạo của công ty này vướng vòng lao lý, thậm chí có mức án nặng nhất là chung thân.
(Theo Vnexpress)

Tồn kho căn hộ tại HCM đã giảm mạnh

Số liệu mới công bố của Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) ghi nhận, tồn kho bất động sản trên toàn quốc vẫn tiếp tục giảm, tuy nhiên tốc độ giảm đã chậm lại.


Tồn kho bất động sản vẫn tiếp tục giảm nhưng với tộc độ chậm. Ảnh: Trần Lê Lâm,TTXVN
Cơ quan này đánh giá, thị trường bất động sản đã có những phục hồi tích cực và phát triển khá ổn định. Theo thống kê, lượng tồn kho chủ yếu là đất nền ở các dự án xa trung tâm chưa có hạ tầng đầy đủ.
Tính đến cuối tháng 4 này, tổng giá trị tồn kho bất động sản toàn thị trường còn khoảng 41.459 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2014 đã giảm 32.430 tỷ đồng (tương đương 43,89%) và tiếp tục giảm thêm 3.398 tỷ đồng so với tháng trước đó.
Trong số này, lượng tồn kho căn hộ chung cư là 5.959 căn (tương đương khoảng 8.458 tỷ đồng); nhà ở thấp tầng là 6.179 căn (tương đương khoảng 11.509 tỷ đồng); tồn kho đất nền nhà ở còn 4.957.554 m2 (tương đương khoảng 17.625 tỷ đồng) và đất nền thương mại còn tồn khoảng 1.343.818 m2 (tương đương 3.867 tỷ đồng).
Hiện tại, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên địa bàn TP.Hà Nội thấp hơn Tp.HCM với giá trị tồn kho ước tính khoảng 6.112 tỷ đồng. Nếu so với thời điểm kết thúc năm 2014 con số này đã giảm 3.354 tỷ đồng, tương ứng 35,43% và giảm 125 tỷ đồng so với tháng 3/2016.
Phân khúc nhà thấp tầng vẫn chiếm số lượng tồn kho cao nhất với 2.009 căn; trong khi đó, căn hộ chung cư có lượng tồn kho giảm đáng kể, chỉ còn 187 căn, tương đương 209 tỷ đồng.
Tp.HCM có giá trị tồn kho bất động sản cao nhất cả nước với 7.730 tỷ đồng nhưng con số này cũng đã 6.852 tỷ đồng - mức giảm khá mạnh (gần 47%) so với cuối năm 2014 và giảm thêm được 607 tỷ đồng so với tháng 3/2016.
Điểm đáng lưu ý là, giá trị tồn kho chung cư tại Tp.HCM khác với Hà Nội khi đang dẫn đầu các phân khúc với 3.089 căn, tương đương 5.258 tỷ đồng. Vị trí tiếp theo tồn kho đất nền với giá trị 1.203 tỷ đồng (khoảng 264.629 m2).
Tồn kho nhà thấp tầng tại Tp.HCM cũng vào khoảng 297 căn, tương đương 831 tỷ đồng và tồn kho đất nền thương mại là 34.318 m2 - tương đương khoảng 437 tỷ đồng./.

(Theo TTXVN)

Đất vàng loại bỏ chung cư cũ

Nâng tầng chung cư cũ: Đất vàng tranh nhau làm, đất xa ai mặn mà?

Việc cho phép nâng tầng chung cư cũ sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, nhưng cũng sẽ là bài toán khó đối với vấn đề hạ tầng và an sinh xã hội cho người dân Thủ Đô.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến 2030, trong đó 'cấm cửa' nhà ở thương mại nội thành, có nghĩa khu nội đô lịch sử gồm 4 quận nội thành cũ là Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, phía Bắc quận Hai Bà Trưng, và một phần phía Nam của quận Tây Hồ sẽ tạm dừng phát triển nhà thương mại.

Nâng tầng chung cư cũ, lợi bất cập hại. Ảnh: Internet
"Lệnh cấm" được đưa ra một phần để đảm bảo mục tiêu giãn dân số tại các vùng lõi, và hoàn thành mục tiêu Chính phủ đề ra là giảm dân số trong nội thành từ 1,2 triệu dân xuống còn 800 nghìn dân.Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mới đây thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành quy chế cho nâng tầng cao đối với các nhà chung cư cũ từ 18-27 tầng.
Theo đó, quy chế mới này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881 ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.
Hà Nội cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tại hai bên đường vành đai, trục hướng tâm, tuyến phố chính, khu vực điểm nhấn. Khu vực Vành đai I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m…
Đối với dự án tái thiết đô thị là tập thể cũ có quy mô 2 ha trở lên, phải bảo đảm các điều kiện tạo nhiều không gian mở, hạn chế tăng dân số, bố trí đất cho công trình giáo dục, tăng cây xanh, diện tích công cộng.
Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương là 18 tầng; Nguyễn Công Trứ là 25 tầng; Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh là 21 tầng; các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… là 24 tầng.
Mặc dù UBND Thành phố Hà Nội cho rằng việc quản lý, kiểm soát về quy hoạch, kiến trúc đối với các công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử, thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, dưới góc độ nhiều chuyên gia kiến trúc, quy hoạch, việc Hà Nội cho nâng tầng cao đối với các chung cư cũ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như quá tải hạ tầng, thiếu trường học, bệnh viên, bãi đậu xe để phục vụ nhu cầu người dân...
Theo kiến trúc sư Nguyễn Thị Hiền, chuyên gia độc lập, thì khi tăng số tầng lên, rất có thể mật độ dân số ở đó sẽ tăng, làm thay đổi, ảnh hưởng đến toàn bộ quy hoạch của khu vực. Trong khi đó, Luật quy hoạch đã quy định, khi thay đổi quy hoạch thì phải quan tâm đến việc đáp ứng đầy đủ hạ tầng cơ sở xã hội cho người dân.
“Vậy nếu số dân ở đó tăng, mật độ dân số tăng thì hạ tầng cơ sở có đảm bảo đủ cho người dân hay không?” - KTS Nguyễn Thị Hiền đặt câu hỏi.
Theo KTS. Nguyễn Hữu Thanh - một chuyên gia về quy hoạch Hà Nội, Hà Nội có Luật Thủ đô, có quy hoạch phân khu và điều lệ quản lý quy hoạch do vậy phải tuân thủ quy hoạch. Các dự án xây dựng phải đảm bảo các yếu tố quy hoạch như tổng thể mật độ, tầng cao, số lượng dân cư. Nhà nước, cơ quan quản lý hoàn toàn có cơ chế để doanh nghiệp có lãi như cơ chế đối ứng bù cho doanh nghiệp một dự án khác để kinh doanh. Không nhất thiết cứ phải chọn giải pháp nâng tầng cao.
"Sở dĩ, doanh nghiệp muốn xin nâng tầng bởi các khu chung cư cũ đều ở vị trí đẹp, doanh nghiệp xây dựng là bán được ngay. Thêm vào đó, số tầng cao được tăng gấp 2-3 lần thì doanh nghiệp nào cũng muốn làm. Nếu nhà đầu tư nào cũng khoanh vùng khu chung cư đẹp, sau đó xin cơ chế nâng tầng, làm mà có lãi thì ai cũng muốn làm. Tôi thấy, trước nay, nhiều dự án được đề xuất đối ứng hình thức BT, nhiều doanh nghiệp được giao thêm các dự án nhưng dự án ở vị trí xa trung tâm, ở khu vực đất bỏ hoang nên không doanh nghiệp nào muốn nhận. Giải pháp nâng tầng cao chỉ để phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó" - ông Thanh nói.
Còn đại diện một doanh nghiệp đã từng tham gia cải tạo chung cư cũ cho biết, bài toán cải tạo chung cư cũ lỗ hay lãi không phụ thuộc vào số lượng tầng cao công trình được cấp là bao nhiêu mà nó phụ thuộc vào quy mô dự án. Ví dụ, có dự án chung cư cũ 5 tầng, sau khi giải phóng mặt bằng diện tích đất 1.000 m2. Như vậy, chủ đầu tư sẽ phải xây 5.000 m2 để trả cho dân, cộng thêm hệ số đền bù 1,5. Tức là, diện tích thực tế phải trả cho dân 7.500m2. Nếu quy mô dự án chỉ được xây dựng 50% (500m2) diện tích đất, thì số tầng cao phải chắc chắn vài chục tầng doanh nghiệp mới có lãi chứ không phải 22 hay 27 tầng. Như vậy, cơ quan quản lý có chạy đua được với doanh nghiệp không? Chưa kể đến vấn đề hệ thống hạ tầng trường học, bệnh viện... có đủ đáp ứng không?
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - ông Trần Ngọc Hùng cũng cho rằng, để đảm bảo không làm tăng mật độ dân số, thì lượng nhà dư ra sau khi tái định cư tại chỗ chỉ được bán lại cho các đối tượng khó khăn hiện đang sống ở phường đó, phường lân cận hoặc ở trong địa bàn quận.
Đặc biệt, thiết kế phải đồng bộ thành các khu phố, tầng 1, 2 có thể cho thuê cửa hàng, siêu thị, làm trường học, mầm non để đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của người dân, giảm tối đa áp lực cho hạ tầng giao thông.
Theo VTC News

Chung cư cũ án ngữ ‘đất vàng’ vào tầm ngắm

Chung cư cũ án ngữ ‘đất vàng’ vào tầm ngắm

-Ngày 25/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định di dời 3 khu tập thể cũ: nhà G6A Thành Công, khu A tập thể Ngọc Khánh và nhà tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị). Đây đều là những chung cư nằm trên địa thế “vàng” ở Thủ đô.
Hà Nội cũng đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội . Theo đó, quy chế chỉ ra số tầng cao chi tiết đối với 17 dự án chung cư cũ. Như khu chung cư Nguyễn Công Trứ được quy định chiều cao 25 tầng, tương đương 90m; khu chung cư Giảng Võ có chiều cao 21 tầng, tương đương 76m; khu chung cư Quỳnh Mai có chiều cao 24 tầng, tương đương 86m... Riêng khu Văn Chương cao tối đa 18 tầng tương đương 65m. Như vậy, theo quy chế này, khi được xây mới khu Thành Công được xây lên 24 tầng, khu Ngọc Khánh được xây lên tới 21 tầng.

Nhà G6A Thành Công nằm ngay mặt đường Thành Công mới mở.


Đây được coi là bước cởi nút thắt trong bài toán cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vốn ì ạch cả chục năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng việc cho nâng tầng cao khi cải tạo chung cư cũ sẽ giúp các doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này một doanh nghiệp đang tham gia cải tạo dự án chung cư cũ tại Hà Nội có nêu ý kiến vấn đề nâng tầng không phải là yếu tố quyết định. Ở đây cần xem xét đến yếu tố chất tải dân cư tại các khu này là bao nhiêu.

Sự xuống cấp của khu tập thể đối lập với con phố sầm uất hiện đại.

Tuy nhiên, với quy chế này nhiều khả năng, việc xây dựng chung cư cũ lại trở thành "miếng bánh" ngon cho các doanh nghiệp khi nhiều dự án chung cư cũ đều có địa thế “vàng”. Và với doanh nghiệp, “miếng bánh” ngon nhất sẽ được nhìn đến trước tiên. Án ngữ trên ‘đất vàng’ khu chung cư cũ Thành Công và Ngọc Khánh được nhận định sẽ nhanh chóng lọt vào tầm ngắm.
Khảo sát trên thị trường hiện nay, giá nhà chung cư tại khu vực vùng lõi các quận Ba Đình như Ngọc Khánh, Giảng Võ giá bán ở mức cao ngất ngưởng 45-60 triệu đồng/m2. Đối với những chung cư có vị trí mặt hồ giá bán ở mức 65-70 triệu đồng/m2.
Theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô công trình mới tại đây sẽ được xây lên 24 tầng.


Cảnh báo nguy hiểm thông báo về việc cấm cơi nới để đảm bảo an toàn.

Khu A tập thể Ngọc Khánh nằm ngay mặt đường Ngọc Khánh khu vực sầm uất trong vùng trung tâm Hà Nội.






Tòa nhà được xây dựng từ năm 1985.

Hiện nay, khu vực tầng 1 giáp ngay mặt đường đang cho thuê kinh doanh khá đông đúc.

Theo quy chế được UBND TP Hà Nội ban hành, công trình mới tại đây sẽ được xây lên 21 tầng.
Hồng Khanh

Sơ Đồ Trang Web

18 Tiện Ích Valeo Đầm Sen Tân Phú


1. Khu tắm nắng trẻ sơ sinh. Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp, giúp da sản sinh tiền tố vitamin D tăng cường hấp thụ canxi, phốt pho giúp bé phát triển chiều cao và hệ xương.
2. NYC bóng rổ. Chơi bóng rổ giúp đào tạo trẻ nhiều kỹ năng cuộc sống, tăng sức khỏe, đặc biệt là phát triển chiều cao. Ngoài ra bóng rổ giúp trẻ dễ hòa đồng và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
3. Scooter track. Trò chơi giúp bé vận động tăng cường thể lực, rèn luyện khả năng linh hoạt, giúp bé yêu có những ngày nghỉ thật năng động, tự tin và khỏe mạnh cùng xe trượt scooter.
4. Kids Play Ground. Không gian vui chơi lý tưởng giúp bé xua tan cảm giác nhàm chán khi tham gia những buổi tiệc gia đình.
5. Hồ bơi. Với chiều dài ấn tượng 24m, hồ bơi sẽ là môi trường lý tưởng giúp con trẻ luyện tập tích cực, giúp các thành viên có những khoảng thời gian thư giãn thú vị bên gia đình.
6. Góc tốc độ. Thật năng động, tự tin và khỏe mạnh cùng chơi ván trượt. Với bán kính cong vừa phải, giúp chạy nhanh nhưng vẫn giảm thiểu chấn động lên đầu gối.
7. Công viên cát. Là nơi tạo nên sân chơi cho trẻ mà cha mẹ vẫn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn khi có một lớp cát dày làm nền, hạn chế tối đa chấn thương cho trẻ.
8. Gym ngoài trời. Luyện tập gym ngoài trời sẽ mang đến cho bạn một bầu không khí trong lành, giúp làm giàu vitamin D, và bạn thư giãn đầu óc, tràn đầy sinh lực để có một cuộc sống không bệnh tật.
9. BBQ. Đem lại không gian giải trí, trải nghiệm và thư giãn bên nhau ngày cuối tuần cho cả gia đình. Bên cạnh là vui chơi hội họp cùng bạn bè, người than trong không gian trong lành sang trọng ngay tại sân vườn nhà bạn.
10. Jacuzzi. Jacuzzi sẽ giúp tuần hoàn máu, thư giãn các cơ, khớp xương bởi những làn sóng nước chuyển động được tạo ra bởi hệ thống phun, sục của hồ bơi.
11. Làn chạy bộ. Chạy bộ giúp bạn đốt cháy caloris để có một trái tim khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ của các chứng bệnh khác.
12. Góc sức mạnh. Đây là môn thể thao thể hiện bản lĩnh và đam mê chinh phục, nâng cao sự nhạy bén và đặc biệt là tăng cường sức khỏe.

13. Yoga & Dưỡng sinh. Yoga giúp cơ thể linh động và dẻo dai hơn. Ngoài ra, cũng giúp đối phó với sự căng thẳng và bệnh trầm cảm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người tập yoga sẽ có khả năng kiểm soát tốt cơ thể hơn, chịu được các yếu tố gây stress ở mức độ cao.
14. Làn đi bộ. Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng giúp bạn giảm cân, giảm căng thẳng mà còn hạ bớt rất nhiều nguy cơ bệnh mạn tính, đặc biệt là rất tốt cho người lớn tuổi.
15. Góc thư giãn. Cơ thể được nghỉ ngơi chẳng những có thể giúp bạn cải thiện thể chất, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của chính bạn và gia đình.
16. Công viên Walk & Talk. Thật tốt biết bao khi bạn có một góc để dừng chân, tĩnh tâm, thư thái thưởng thức một quyển sách hay. Đó là không gian để bạn có thể sống chậm và chiêm nghiệm cuộc sống tươi đẹp.
17. Vườn rau sạch Fami Farm. Là nguồn cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
18. Family Party. Giúp bạn và gia đình có những buổi tiệc ấm cúng và riêng tư trong chính khuôn viên gia đình mình.



Tiến độ Valeo Đầm Sen